Trang chủ / Kiến thức vay vốn / 3 điều cần nhớ kỹ nếu không muốn phát sinh rủi ro khi vay thế chấp

3 điều cần nhớ kỹ nếu không muốn phát sinh rủi ro khi vay thế chấp

Tính lãi vay ngân hàng – Vay thế chấp là gì? 3 điều cần nhớ kỹ nếu không muốn phát sinh rủi ro khi vay thế chấp

Nếu bạn đang có nhu cầu huy động vốn để đầu tư hay phục vụ cho mục đích tiêu dùng nhưng khả năng tài chính có hạn thì một trong những giải pháp phổ biến nhất là vay thế chấp. Hiện nay, căn cứ vào mục đích vay, tổ chức tín dụng sẽ phát hành các gói vay thế chấp có ưu đãi khác nhau. Vậy vay thế chấp là gì? Khi muốn vay thế chấp, bạn cần làm những thủ tục gì?

3 điều cần nhớ kỹ nếu không muốn phát sinh rủi ro khi vay thế chấp

Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp (Equity Loan) là hình thức cho vay truyền thống của các tổ chức tín dụng có yêu cầu tài sản đảm bảo đi kèm. Theo đó, tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của người đi vay. Ngân hàng sẽ có trách nhiệm kiểm định và định giá tài sản.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý thế chấp tài sản khác với cầm cố tài sản. Đối với thế chấp tài sản, bạn dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ và không giao tài sản cho bên cho vay. Còn đối với cầm cố tài sản, bạn sẽ giao tài sản của mình cho bên cho vay.

Ví dụ: A vay B 100 triệu để kinh doanh. Nếu trong thời gian vay, A chỉ giao giấy tờ liên quan đến xe ôtô thuộc sở hữu của mình cho B nắm giữ nhưng vẫn được tùy ý sử dụng tài sản trong thời gian vay. Đây gọi là thế chấp tài sản. Còn nếu A đưa xe ôtô của mình cho B nắm giữ và không được sử dụng cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì trường hợp này là cầm cố tài sản.

Tại sao nên vay thế chấp?

Vay thế chấp giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người đi vay thông qua những lợi ích sau:

  • Quyền sử hữu tài sản của người đi vay vẫn được duy trì: Ngân hàng chỉ giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản trong thời gian vay thế chấp để phòng trường hợp xảy ra rủi ro thanh toán nợ.
  • Tài sản thế chấp đa dạng: Chỉ cần thỏa mãn điều kiện tài sản có giá trị và thuộc quyền sở hữu thì người đi vay có thể đăng ký vay thế chấp.
  • Lãi suất thấp hơn vay tín chấp: Đối với vay tín chấp, thông thường, mức lãi suất dao động từ 16 – 25%/năm. Còn đối với vay thế chấp, lãi suất sẽ dao động từ 10 – 12%/năm.
  • Hạn mức vay lớn: lên tới 70-100% giá trị tài sản thế chấp. Vì vậy, hình thức tín dụng này phù hợp với những cá nhân và tổ chức cần số vốn lớn.
  • Thời gian vay linh hoạt: Thời gian vay tùy thuộc vào nhu cầu người vay, có thể kéo dài đến 25 năm. Điều này giúp người thế chấp có thời gian xoay xở để thanh toán nợ đúng hạn.
  • Sản phẩm vay thế chấp đa dạng: Trên thị trường tín dụng hiện nay, ngân hàng có các gói vay thế chấp khác nhau như vay mua nhà, vay sản xuất kinh doanh, vay du học,… Các gói này sẽ có lãi suất, hạn mức và thời gian vay khác nhau.

Điều kiện cho vay thế chấp là gì?

Nhằm tạo điều kiện tối đa cho những người đang có nhu cầu về vốn, điều kiện vay thế chấp của các ngân hàng hiện nay khá đơn giản:

  • Độ tuổi thường là từ 18 trở lên tại thời điểm đi vay
  • Sinh sống và làm việc tại nơi có chi nhánh ngân hàng hoạt động
  • Thu nhập thường xuyên, ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ
  • Tài sản thế chấp có giá trị bằng hoặc lớn hơn khoản vay
  • Người vay có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu
  • Mục đích vay thế chấp phù hợp với quy định pháp luật

Trình tự vay thế chấp như thế nào?

Người đi vay có thể đăng ký vay thế chấp theo hai cách là vay kiểu truyền thống (trực tiếp đến quầy giao dịch để đăng ký) hay đăng ký vay thế chấp online.

Trong trường hợp, đăng ký tại quầy giao dịch, bạn thường được hướng dẫn thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Cung cấp các thông tin liên quan đến khoản vay cho giao dịch viên như nhu cầu vay, mục đích vay, tài sản thế chấp, thông tin cá nhân,…

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay thế chấp gồm:

  • Đơn đề nghị vay vốn và phương án trả nợ theo mẫu của ngân hàng cho vay
  • Giấy tờ tùy thân và chứng minh nơi cư trú: Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu, sổ hộ khẩu/KT3
  • Giấy tờ liên quan đến mục đích vay vốn: Hợp đồng mua nhà, chiến lược kinh doanh,…
  • Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo: Sổ đỏ, giấy chứng nhận sở hữu,…
  • Các tài liệu chứng minh thu nhập: Bản kê khai lương có xác nhận của cơ quan,…

Bước 3: Ngân hàng sẽ thẩm định hồ sơ vay thế chấp

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt khoản vay. Thời gian phê duyệt đối với các khoản vay nhỏ thường diễn ra nhanh hơn. Đối với những khoản vay lớn, ngân hàng sẽ có một bộ phận độc lập thẩm định lại hồ sơ trước khi trình lên bên trên để xin phê duyệt.

Bước 5: Ngân hàng gửi thông báo và giải ngân cho khách hàng. Người đi vay nên kiểm tra kỹ các thông tin về lãi suất, thời hạn cho vay, điều khoản giải quyết tranh chấp,… khi nhận được hợp đồng cho vay thế chấp.

Lưu ý khi vay thế chấp tại ngân hàng

Lãi suất vay thế chấp

Mỗi ngân hàng sẽ có cách công bố lãi suất khác nhau. Khi vay thế chấp, bạn cần tìm hiểu cách tính lãi suất của ngân hàng cho vay. Lãi suất công bố tính trên dư nợ giảm dần hay dư nợ gốc? Lãi suất được thanh toán như thế nào? Đây là lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hay lãi suất hỗn hợp?

Nếu là lãi suất cố định thì lãi suất sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay. Còn nếu là lãi suất thả nổi, lãi suất sẽ được điều chỉnh theo quy định và chính sách của ngân hàng trong từng thời kỳ. Đối với thả nổi, bạn nên hỏi kỹ chu kỳ và cơ sở điều chỉnh lãi suất của ngân hàng.

Còn lãi suất hỗn hợp là kết hợp của 2 loại lãi suất trên trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận. Vì vậy, lãi suất hỗn hợp sẽ có độ rủi ro cao hơn lãi suất cố định nhưng lại thấp hơn lãi suất thả nổi. Tùy từng gói vay, ngân hàng thường sẽ áp dụng lãi suất cố định trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng hoặc 24 tháng. Sau khoảng thời gian đã thỏa thuận, lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.

Biên độ lãi suất vay thế chấp của ngân hàng

Bạn cũng cần chú ý đến biên độ lãi suất đối với trường hợp lãi suất vay thế chấp bao gồm lãi suất thả nổi.

Lãi suất thả nổi được tính theo công thức dưới đây:

  • Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Trong đó, lãi suất cơ sở sẽ do ngân hàng tự quyết định. Thông thường, nó sẽ tương ứng với lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ. Biên độ lãi suất cố định trong suốt thời gian vay vốn. Mức biên độ thường được ghi rõ trong hợp đồng vay thế chấp. Tuy nhiên, biên độ lãi suất cũng có thể thay đổi theo biến động thị trường.

Nếu không nắm vững cách tính, người vay có thể lầm tưởng rằng lãi suất cho vay của ngân hàng A có biên độ 0,2%/tháng thì thấp hơn 1%/tháng của ngân hàng B. Trên thực tế, việc so sánh lãi suất thả nổi còn dựa vào lãi suất cơ sở. Trong trường hợp, lãi suất cơ sở của ngân hàng A là 7%/tháng còn ngân hàng B là 6%/tháng thì lãi suất khoản vay của ngân hàng A cao hơn B.

Bảo hiểm tài sản đảm bảo khi vay thế chấp

Khi vay thế chấp, nhiều ngân hàng sẽ khuyến khích bạn mua bảo hiểm tài sản. Trên thực tế bảo hiểm này là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu tài sản đảm bảo gặp rủi ro và chịu thiệt hại thì bảo hiểm tài sản sẽ chịu trách nhiệm đền bù giá trị thiệt hại. Điều này sẽ có lợi cho cả người đi vay và ngân hàng.

Tinhlaivay.vn – Công cụ hỗ trợ khách hàng tính lãi suất vay ngân hàng, tính lãi suất tiết kiệm đang áp dụng. Quý khách hàng cần được hỗ trợ tư vấn sử dụng nguồn vay vốn tại Ngân hàng, cũng như các dịch vụ khác như tiền gửi tiết kiệm, thẻ tín dụng, ngoại hối, thanh toán quốc tế, chuyển tiền du học. Có thể liên hệ chuyên viên quan hệ khách hàng qua số điện thoại 0901.260.260 – Mr.Ân để được hỗ trợ kịp thời.

Check Also

Nguyên nhân dẫn đến vay thế chấp bị từ chối và cách khắc phục

Tính lãi suất ngân hàng – Nếu hồ sơ vay thế chấp của bạn bị ...